Xu thế phát triển ngành IT 2021

Xu thế phát triển ngành IT 2021

Mặc cho dịch COVID-19 đang hoành hành, ngành công nghệ thông tin (IT) vẫn phát triển nhanh và mạnh trong năm 2020. Ngành IT không chỉ còn tập trung vào máy tính, mà giờ đã trải rộng ra cả trải nghiệm người dùng và Internet vạn vật. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 4 Xu thế phát triển ngành IT trong năm 2021 nhé!

1. Bảo mật điện toán đám mây

Sự gia tăng không ngừng của các phần mềm và dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây và giải pháp đám mây đã khiến cho theo nhu cầu bảo mật điện toán đám mây tăng cao hơn bao giờ hết. Điều này càng trở nên quan trọng hơn bởi sự gia tăng liên tục của các cuộc tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu.

Nhu cầu sử dụng các giải pháp bảo mật dựa trên nền tảng đám mây cũng tăng trong nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là tài chính và trong chính phủ. Thị trường bảo mật điện toán đám mây được dự đoán sẽ thu về 8,9 tỷ USD vào đầu năm 2020, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các công ty, nhà đầu tư và cả các kỹ sư công nghệ thông tin.

2. Năm của mạng 5G

Công nghệ mạng 5G được kỳ vọng sẽ đến tay người tiêu dùng năm 2020 chứ không còn mờ nhạt như những đồn đại về nó trong năm 2019. Hàng trăm triệu chiếc điện thoại thông minh sử dụng mạng 5G cũng được đự đoán sẽ phát hành vào năm nay.

Mạng 5G có tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần và dung lượng dữ liệu đáng kinh ngạc. Nó cũng có thể hỗ trợ kết nối hàng tỉ thiết bị, tạo điều kiện cho những cải tiến mới trên IoT, AI (trí tuệ nhân tạo) và VR (công nghệ thực tế ảo). Mạng 5G cũng mở ra một thế giới mới của các phương tiện tự hành và thành phố thông minh trong một xã hội kết nối toàn diện, phá vỡ các ranh giới để tạo ra một thị trường toàn cầu không giới hạn với công nghệ hợp nhất.

3. Điện toán biên (Edge Computing)

Điện toán biên không phải là một khái niệm quá mới, nó đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, 2020 mới thực sự là năm phát triển mạnh của công nghệ này nhờ vào sự sẵn có của các công nghệ mạng tốc độ cao như 5G và khả năng phân tích các thiết bị nhỏ hơn.

Điện toán biên cho phép xử lý dữ liệu gần hơn với nơi mà nó được tạo ra (đường biên mạng) thay vì một trung tâm xử lý dữ liệu khổng lồ như trước đây. Điều này sẽ giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ xử lý dữ liệu lên gấp nhiều lần. Điện toán biên cũng mở ra một loạt những cơ hội và lợi ích cho các doanh nghiệp như giảm chi phí, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, bảo trì dự đoán, nâng cao tính tin cậy, sản xuất thông minh và nâng cao bảo mật.

(Theo Joboko)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *